Táo bón ở người lớn - Những điều cần biết

Ngày đăng: 13:50 21/03/2023 - Lượt xem: 6205

1. Táo bón là gì?

 

Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân khô cứng, buồn đi đại tiểu mà không đi được phải rặn mạnh phân khó thoát ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.

Thông thường, hiện tượng này chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể ...

2. Những đối tượng dễ bị táo bón

 

Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, hay độ tuổi từ trẻ nhỏ, người lớn đến người già. Dưới đây là những đối tượng dễ bị táo bón.

  • Dân văn phòng: Ngồi lâu ít hoạt động, cộng với ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia... đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón.
  • Người già: Người cao tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng táo bón.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều dinh dưỡng rất dễ gây ra táo bón.
  • Trẻ em.

3. Nguyên nhân nào gây ra táo bón?

 

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Ăn kiêng
  • Các bệnh về hệ tiêu hóa
  • Ăn ít chất xơ
  • Lười vận động
  • Nhìn đi ngoài
  • Không uống đủ nước.

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn cần phải theo dõi

  • Máu trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện
  • Sốt
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi.

Để giảm triệu chứng táo bón cần:

  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Các lựa chọn tốt là trái cây, rau, và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
  • Đi vệ sinh ngay khi cần , không nhịn đi đại tiện
  • Uống thuốc nhuận tràng. Đây là những loại thuốc giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám:

  • Các triệu chứng của bạn là mới hoặc không bình thường đối với bạn
  • Bạn không đi đại tiện trong vài ngày
  • Táo bón không thường xuyên lặp lại trong 3 tuần
  • Đau bụng
  • Bạn có các triệu chứng khác cũng khiến bạn lo lắng (ví dụ: chảy máu, suy nhược, sụt cân hoặc sốt).
  • Những người khác trong gia đình bạn bị ung thư đại trực tràng hoặc bệnh viêm ruột.

4. Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây táo bón

 

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Ăn kiêng
  • Các bệnh về hệ tiêu hóa
  • Ăn ít chất xơ
  • Lười vận động
  • Nhìn đi ngoài
  • Không uống đủ nước.

Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng dưới đây bạn cần phải theo dõi

  • Máu trong bồn cầu hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện
  • Sốt
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi.

Để giảm triệu chứng táo bón cần:

  • Ăn thực phẩm có nhiều chất xơ. Các lựa chọn tốt là trái cây, rau, và ngũ cốc
  • Uống nhiều nước và các chất lỏng khác.
  • Đi vệ sinh ngay khi cần , không nhịn đi đại tiện
  • Uống thuốc nhuận tràng. Đây là những loại thuốc giúp đi đại tiện dễ dàng hơn.

Dưới đây là các xét nghiệm phổ biến nhất mà bác sĩ sử dụng để tìm nguyên nhân gây táo bón:

  • Khám trực tràng
  • Nội soi đại tràng
  • Chụp X-quang hoặc MRI ổ bụng

Việc điều trị táo bón hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị táo bón việc đầu tiên bạn cần làm đó là thử ăn nhiều chất xơ hơn và uống nhiều nước hơn. Nếu điều đó không hữu ích, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Thuốc nhuận tràng
  • Thay đổi loại thuốc bạn đang dùng cho các bệnh lý khác
  • Thụt tháo.

5. Phòng ngừa bệnh táo bón

 

Bạn có thể giảm nguy cơ bị táo bón trở lại bằng những cách sau:

  • Ăn một chế độ ăn uống đầy đủ chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau, quả, củ và ngũ cốc thô.
  • Uống nước và các chất lỏng khác trong ngày
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
  • Đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày, Đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định và ngồi vệ sinh đúng tư thế.
TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, NGUY HIỂM KHÔNG VÀ CÁCH TRỊ

TÁO BÓN: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, NGUY HIỂM KHÔNG VÀ CÁCH TRỊ

13:47 21/03/2023
Tình trạng táo bón lâu ngày gây hại cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trẻ em thì quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, người lớn bị táo bón lâu ngày dễ phát triển bệnh trĩ, nứt, rò hậu môn…, ThS-BS Nguyễn Văn Hậu cho biết.
Táo bón (bón) là gì? Bác sĩ chuyên khoa tư vấn 5 cách trị táo bón

Táo bón (bón) là gì? Bác sĩ chuyên khoa tư vấn 5 cách trị táo bón

13:55 21/03/2023
Bệnh táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào.
Gọi ngay: 19000126