Đo mật độ xương: những điều cần biết

Ngày đăng: 10:15 11/03/2023 - Lượt xem: 5621

Các yếu tố nguy cơ:
Các yếu tố không thay đổi được
- Cao tuổi
- Phụ nữ
- Người da trắng
- Tiền căn gãy xương sau 30 tuổi
- Tiền căn gia đình có người bị gãy xương

Các yếu tố có thể thay đổi được
- Nghiện thuốc lá, rượu bia
- Ít hoạt động thể lực
- Chế độ dinh dưỡng thiếu calci
- Thiếu estrogen

Các yếu tố khác
- Bệnh lý mạn tính đường tiêu hóa làm giảm hấp thu calci, vitamin D.
- Các bệnh lý nội tiết: cường cận giáp, cường giáp, cường vỏ thượng thận.
- Suy thận mạn lọc máu chu kỳ dài ngày.
- Bệnh lý xương khớp mạn tính: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.
- Sử dụng thuốc kéo dài: chống động kinh, heparin, corticosteroid.

Bệnh diễn biến lâm sàng thầm lặng, thường không có triệu chứng lâm sàng. Khi có biểu hiện lâm sàng, thường là đã có biến chứng, cơ thể bị mất trên 30% khối lượng xương.
Các biến chứng thường gặp: đau cột sống, gù lưng, giảm chiều cao, gãy xương, biến dạng lồng ngực, giảm khả năng vận động …

Các xét nghiệm chẩn đoán loãng xương:
- Chụp X-quang.
- Đo mật độ xương bằng nhiều phương pháp.
- Xét nghiệm máu đánh giá quá trình tạo xương: Osteocalcin, BSAP (Bone Specific Alkaline Phosphatase), PICP (Procolagen type I C – terminal Peptid), PINP (Procolagen type I N – terminal Peptid).
- Các xét nghiệm đánh giá quá trình hủy xương: Hydroxyproline, Pyridinoline, N – telopeptide và C – telopeptid liên kết chéo.
- Sinh thiết xương: đánh giá vi tổn thương cấu trúc xương.

Các phương pháp đo mật độ xương

Tại Bệnh viện TƯQĐ 108 chúng tôi áp dụng thường quy đo mật độ xương bằng phương pháp DXA để đo mật độ xương cho bệnh nhân.
 
Chỉ định đo mật độ xương bằng phương pháp DXA:
- Tất cả phụ nữ sau mãn kinh, dưới 65 tuổi và có yếu tố nguy cơ.
- Tất cả phụ nữ trên 65 tuổi.
- Phụ nữ sau mãn kinh với tiền căn gãy xương.
- Phụ nữ muốn được điều trị loãng xương.
- Phụ nữ được điều trị liệu pháp hormone thay thế kéo dài.
- Nam giới trên 70 tuổi.
- Bệnh nhân dùng corticoid kéo dài.

Chống chỉ định đo mật độ xương bằng phương pháp DXA
- Phụ nữ có thai
- Bệnh nhân sử dụng các chất sau trong 7 ngày: thuốc cản quang chứa iod, Baryt, đồng vị phóng xạ.

Chẩn đoán loãng xương dựa vào chỉ số T – score
T – score là khái niệm đưa ra để đối chiếu mật độ xương của đối tượng tại thời điểm đo với đối tượng của quần thể mẫu có cùng đặc điểm sinh lý khi mật độ xương đạt tối đa.
Tiêu chẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO
- Bình thường: T – score ≥ - 1
- Thưa xương: - 2,5 < T – score < - 1
- Loãng xương: T – score ≤ - 2,5
- Loãng xương nặng: loãng xương + tiền sử gãy xương.

Chuẩn bị bệnh nhân thực hiện đo mật độ xương bằng phương pháp DXA
- Thông tin cá nhân: năm sinh, tiền sử bệnh lý, tiền sử sử dụng thuốc.
- Chiều cao, cân nặng.
- Đảm bảo không có vật dụng kim loại trong khu vực đo.
LOÃNG XƯƠNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

LOÃNG XƯƠNG: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

10:12 11/03/2023
Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.
Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương

Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương

10:45 20/03/2023
Loãng xương, hay giảm mật độ xương, ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi độ tuổi và địa vị xã hội. Nhưng có một số yếu tố nguy cơ chắc chắn làm bạn dễ bị loãng xương hơn.
Gọi ngay: 19000126